Nhận định, soi kèo AS Roma vs Porto, 0h45 ngày 21/2: Tự tin trên sân nhà
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Racing d'Abidjan vs ISCA, 22h30 ngày 20/2: Khó cho cửa trên -
Mới đây, các diễn viên của "Tân dòng sông ly biệt" đã hội ngộ sau gần 20 năm kể từ khi bộ phim ra mắt. Đây chính là bộ phim đánh một mốc son trong sự nghiệp của Lý Ngọc, đưa tên tuổi của cô đến với đông đảo khán giả. Tuy nhiên, “hồng nhan bạc mệnh”, cô ra đi ở tuổi 33 khi sự nghiệp còn đang dang dở. Tình đầu của Huỳnh Hiểu Minh ra đi ở tuổi 33 khi chưa kịp mặc váy cưới"Tân dòng sông ly biệt" - một trong những bộ phim huyền thoại của điện ảnh Hoa ngữ. Dàn diễn viên "Tân dòng sông ly biệt" và sự thay đổi sau 19 năm. Nổi tiếng từ bộ phim "Tân dòng sông ly biệt"
Lý Ngọc, sinh năm 1976, sinh ra ở thành phố Tây An, Trung Quốc. Cô học múa và tốt nghiệp khoa biểu diễn của Học viện Sân khấu Thượng Hải và là bạn cùng lớp của Lý Băng Băng và Nhậm Tuyền.
Năm 2001, Lý Ngọc lọt vào mắt xanh của Quỳnh Dao bởi vẻ ngoài xinh xắn ngọt ngào và khí chất hơn người, cực phù hợp với vai diễn Phương Du trong bộ phim “Tân dòng sông ly biệt”. Nhân vật tiểu thư Phương Du trong sáng, phúc hậu đã để lại những ấn tượng khó quên trong lòng khán giả. Lý Ngọc còn được khán giả ưu ái đặt cho danh xưng “Tiểu Lâm Thanh Hà”.
Lý Ngọc xuất thân là diễn viên múa, với vẻ ngoài xinh đẹp nổi trội. Những năm sau đó, Lý Ngọc cũng tích cực tham gia đóng các bộ phim như "Mạt Đại Hoàng Phi", "Sương Mù Liễu Trấn", "Liệp Báo Xuất Kích", "Tình Nghĩa Lưỡng Trọng Thiên" và đều đạt thành công nhất định trong sự nghiệp.
Bạn bè của Lý Ngọc có rất nhiều người thành công trong nghề. Lý Băng Băng là bạn thân của cô từ thời đại học. Sau khi Lý Ngọc tham gia bộ phim “Tân dòng sông ly biệt”, cô cũng chơi thân với Triệu Vy, Lâm Tâm Như, Tô Hữu Bằng. Nữ diễn viên luôn được bạn bè yêu quý bởi tính cách hòa đồng, vui vẻ, tốt bụng.
Sau bộ phim “Tân dòng sông ly biệt”, Lý Ngọc được yêu mến bởi tính cách vui vẻ hòa đồng đã kết thân với Triệu Vy, Lâm Tâm Như cũng như nhiều diễn viên khác. Mối tình đầu được Huỳnh Hiểu Minh công khai
Khi Huỳnh Hiểu Minh còn chưa nổi tiếng như bây giờ, anh đã có một mối tình lãng mạn với nữ diễn viên “Tân dòng sông ly biệt”. Lý Ngọc cũng là người yêu đầu tiên mà Huỳnh Hiểu Minh công khai thừa nhận mối quan hệ trước công chúng.
Hồi đó, nam diễn viên vẫn đang học tại Học viện Điện ảnh Bắc Kinh còn Lý Ngọc đã gây được chú ý khi cô tham gia vai diễn Phương Du của “Tân dòng sông ly biệt”. Hai người tình cờ gặp nhau và có ấn tượng tốt về nhau. Mặc dù Lý Ngọc hơn Huỳnh Hiểu Minh một tuổi nhưng hai người rất thân thiết, rồi dần dần trở thành người yêu của nhau. Sau một thời gian, do không hợp nhau về tính cách nên hai người đã đường ai nấy đi.
Lý Ngọc đã có một mối tình lãng mạn với nam diễn viên Huỳnh Hiểu Minh. Sau khi chia tay nam diễn viên họ Huỳnh, Lý Ngọc tham gia bộ phim “Liệp báo xuất kích” cùng với Thiệu Binh. Hai người “phim giả tình thật” và đã công khai hẹn hò. Đáng tiếc, gần 1 năm sau, cặp đôi này chia nay bởi lý do bận rộn với lịch trình công việc cũng như bất đồng tính cách.
Sau hai mối tình đẹp nhưng không có cái kết viên mãn, Lý Ngọc đã hẹn hò bí mật với thiếu gia tỷ đô Uông Vũ. Hai người hạnh phúc bên nhau và thậm chí còn đã định ngày kết hôn. Người bạn trai này cũng đã ở bên chăm sóc, động viên cô trong lúc cô bị bệnh, đồng hành cùng cô chống lại căn bệnh quái ác. Tuy nhiên, cuối cùng tình yêu đẹp của hai người vẫn lại dở dang bởi cái chết của Lý Ngọc.
Mối tình đẹp nhưng không có được cái kết viên mãn của Lý Ngọc và bạn trai Uông Vũ. Hồng nhan bạc mệnh
Là một trong những diễn viên có tầm của làng giải trí ở thời điểm đó, sự nghiệp của Lý Ngọc tràn đầy những hứa hẹn trong tương lai. Thế nhưng đến năm 2006, cô được chẩn đoán là mắc căn bệnh ung thư máu. Trong cuộc chiến chống lại căn bệnh quái ác, Lý Ngọc đã trải qua 3 năm khó khăn nhất của cuộc đời cô. Thậm chí 3 ngày trước khi chết, cô được chẩn đoán là đã chết não.
Thế nhưng, trong khoảng thời gian 3 năm, người con gái ấy vẫn mạnh mẽ, quật cường, vẫn tiếp tục tham gia diễn xuất và gần như không ai biết cô bị bệnh. Cô tham gia bộ phim “Sương mù Liễu trấn” trong tình trạng sức khỏe không ổn định. Sau này, có một diễn viên trong đoàn kể lại: “Sau khi quay phim xong, Lý Ngọc sẽ lập tức đội mũ vì tóc cô ấy bị rụng rất nhiều, hơn nữa, còn gầy đi trông thấy, nhưng không ai ngờ cô ấy mắc phải căn bệnh nghiêm trọng như vậy”. Sau bộ phim này, do vấn đề sức khỏe nên Lý Ngọc đã tạm dừng mọi hoạt động diễn xuất.
Lý Ngọc gầy đi trông thấy khi tham gia bộ phim “Sương mù Liễu trấn”. Ngày 14/3/2009, Lý Ngọc ra đi mãi mãi ở tuổi 33 sau 3 năm mạnh mẽ đấu tranh với căn bệnh hiểm nghèo. Cái chết của cô đã gây chấn động đối với ngành giải trí Hoa ngữ. Lý Băng Băng, Triệu Vy, Lâm Tâm Như, Nhậm Tuyền là những người bạn thân của nữ diễn viên quá cố đã không khỏi tiếc thương cho người bạn tài hoa bạc mệnh. Huỳnh Hiểu Minh và Thiệu Binh là người yêu cũ của Lý Ngọc cũng bày tỏ sự đau xót của mình trước cái chết của nữ diễn viên.
Lý Ngọc và bạn trai đã định ngày kết hôn nhưng khi đám cưới chưa được tổ chức thì cô đã không còn nữa. Vì vậy, trong đám tang, Lý Ngọc được chôn cất cùng chiếc váy cưới màu trắng và chiếc vương miện nhỏ, bên phần mộ của cô cũng được đúc một bức tượng một cô gái đang múa, tượng trưng cho hình ảnh của nữ diễn viên lúc sinh thời.
Lý Ngọc ra đi ở tuổi 33 khi chưa kịp khoác trên mình chiếc váy cưới. Mặc dù đã ra đi nhưng hình ảnh Lý Ngọc cùng vai diễn Phương Du trong “Tân dòng sông ly biệt” cũng như những tác phẩm khác của nữ diễn viên luôn được khán giả yêu phim nhớ đến.
Trích đoạn vai diễn Phương Du của Lý Ngọc trong bộ phim "Tân dòng sông ly biệt":
Ngọc Mai
Huỳnh Hiểu Minh được trở lại đóng phim sau thời gian cách ly
– Nam diễn viên và ê-kíp đoàn phim “Quý ông nguy cấp" trở lại phim trường làm việc ngày đầu tiên sau hơn 1 tháng tự cách ly tại khách sạn để phòng dịch Covid-19.
"> -
Những năm gần đây, các cuộc tranh luận trên mạng Internet của người Việt trở nên sôi nổi khác thường. Dường như sự sôi nổi của các cuộc tranh luận ấy với sự tham gia đông đảo của nhiều người thuộc nhiều nhóm tuổi, nghề nghiệp có gì đó rất khác với cuộc sống phẳng lặng nặng chuyện áo cơm thường ngày. Cuộc tranh luận sổi nổi xung quanh ý kiến của PGS.TS Đoàn Lê Giang về việc đưa chữ Hán-Nôm vào dạy trong trường phổ thông là một cuộc tranh luận như thế. Một cuộc tranh luận sôi nổi
Có lẽ bản thân PGS.TS Đoàn Lê Giang và cả những nhà chuyên môn khác tham gia hội thảo cũng không ngờ rằng ý kiến về chuyện đưa chữ Hán-Nôm vào giảng dạy trong trường phổ thông lại được công chúng quan tâm đến thế.
PGS. TS Đoàn Lê Giang, tác giả của ý kiến gây "bão" dư luận những ngày qua. Ảnh: Lê Văn. Thông thường, những cuộc hội thảo chuyên môn thường chỉ có từ vài chục đến trên dưới trăm người tham gia và thảo luận. Kỉ yếu của hội thảo được in và tặng cho những người tham dự với số lượng rất hạn chế. Ngoài những người tham gia hội thảo, sẽ không có nhiều người đọc những bài được đăng trong đó hoặc nếu có thì số lượng cũng rất nhỏ.
Tuy nhiên, khi truyền thông đại chúng đưa tin về Hội thảo và ý kiến của PGS.TS Đoàn Lê Giang với những tiêu đề đầy… “khiêu khích” và người dùng các trang mạng xã hội chia sẻ lại những bài viết này, cuộc tranh luận đã bùng nổ dữ dội.
Theo quan sát của tôi trong cuộc tranh luận này những người ủng hộ đa phần là những người biết ít nhiều chữ Hán, chữ Nôm hoặc cả hai trong khi ở phía những người phản đối dường như có rất ít người có thể đọc được chữ Hán và chữ Nôm.
Một điểm đáng chú ý nữa là trong cuộc tranh luận ồn ào này, sự xuất hiện công khai của các nhà nghiên cứu Hán-Nôm trên phương tiện truyền thông đại chúng rất thưa thớt. Nhiều nhà nghiên cứu cao niên có tên tuổi và cả những nhà nghiên cứu trẻ có những thành tựu đáng chú ý những năm gần đây dường như đều đứng ngoài cuộc tranh luận.
Thông thường Hán-Nôm vốn là lĩnh vực chuyên môn khá hẹp ở Việt Nam. Vậy thì tại sao lần này, cuộc hội thảo và cụ thể hơn là ý kiến về việc đưa chữ Hán-Nôm vào trường phổ thông lại thu hút sự quan tâm lớn đến như thế?
Có nhiều nguyên nhân nhưng có lẽ nguyên nhân chủ yếu nhất nằm ở chỗ ý kiến của PGS.TS Đoàn Lê Giang đã “động nhân tâm” và gợi đến rất nhiều liên tưởng, trong đó có cả những liên tưởng và suy diễn vượt xa khỏi ý tưởng và câu chữ của người đưa ra ý kiến trong hội thảo.
Sự phản ứng của công chúng với ý kiến đề nghị đưa chữ Hán-Nôm vào trong trường học không chỉ là thuần túy là sự phản đối một ý tưởng giáo dục.
Nhiều người phản đối (tất nhiên không phải là tất cả) đã phản ứng mạnh mẽ trong sự liên tưởng đến những vấn đề đang ngày một trầm trọng của đất nước như: chủ quyền quốc gia vị đe dọa và xâm hại, sự “xâm lăng” tinh vi và toàn diện trong lĩnh vực văn hóa, những yếu kém của nền giáo dục, tình trạng thật giả lẫn lộn trong khoa học…
Chính sự phản ứng mạnh mẽ xuất phát từ tình cảm và sự liên tưởng ấy đã dẫn dắt cuộc tranh luận trên các trang mạng xã hội rời xa khỏi vấn đề mà PGS.TS Đoàn Lê Giang đề ra: đề xuất giảng dạy chữ Hán-Nôm trong trường học.
Trong bản tham luận của mình, tác giả cũng chỉ mới phác ra ý tưởng về việc giảng dạy Hán-Nôm ở trường phổ thông ở mức rất thận trọng nhưng khi tranh luận và phê phán, nhiều người đã mặc định như thể đó đã trở thành một chủ trương-chính sách lớn, sẽ được thực hiện đại trà trên tất cả các trường học và Hán-Nôm rồi đây sẽ trở thành bộ môn bắt buộc dành cho tất cả các học sinh ở phổ thông.
Có người suy diễn xa hơn khi cho rằng đây là chủ trương đưa chữ Hán-Nôm vào thay thế cho tiếng Anh trong nhà trường!? Thậm chí có cả những ý kiến cho rằng rồi đây chữ Hán-Nôm sẽ thay thế cho chữ Quốc ngữ và như thế là “quay lùi bánh xe lịch sử?”….
Chính vì thế mà từ chỗ phản đối, nhiều người tham gia tranh luận trên các trang mạng xã hội đã phê phán và chỉ trích quá đà khi công kích cá nhân người đưa ra đề nghị trên bằng những lời lẽ rất nặng nề.
Đấy là một sự không công bằng đối với người đã phát biểu trong hội thảo. Khi cuộc tranh luận và sự phê bình, chỉ trích diễn ra theo hướng đó, nó giống như một trận đấu võ không có trọng tài mà một bên là “nhà chuyên môn” thi đấu theo thể thức của môn “boxing” trong khi các “đối thủ” thì tấn công bằng các đòn thế của “võ tự do”.
Những gì còn lại sau tranh luận
Cho dẫu có xu hướng đi ngày một xa khỏi ý kiến ban đầu của PGS.TS Đoàn Lê Giang, cuộc tranh luận nói trên cũng đặt ra rất nhiều vấn đề cần tiếp tục suy nghĩ cho cả giới chuyên môn và công chúng.
Thứ nhất là vấn đề làm thế nào để chữ Hán-Nôm và những văn bản cha ông viết bằng thứ chữ đó tiến gần lại hơn với công chúng? Cuộc tranh luận đã làm rõ thêm rằng trên thực tế nhận thức của một bộ phận công chúng về chữ Hán, chữ Nôm và di sản được ghi lại bằng thứ chữ đó rất hạn chế.
Hoạt động ngoại khóa của một lớp học chữ Hán ngoài nhà trường. Ảnh: FB Nguyễn Sử. Rất nhiều người nhầm tưởng chữ Hán và chữ Nôm, thứ chữ cha ông chúng ta đã dùng suốt hơn nghìn năm để viết nên những tác phẩm văn học, lịch sử nổi tiếng và được đưa vào trong chương trình học tập ở trường phổ thông từ trước đến nay đồng thời cũng là tiếng Trung hiện đại, ngôn ngữ mà người Trung Quốc đang sử dụng. Trách nhiệm giải quyết vấn đề này có một phần không nhỏ thuộc về các nhà nghiên cứu và giảng dạy Hán-Nôm.
Thứ hai, người Việt chúng ta cần có thái độ và tư thế như thế nào trong việc tiếp nhận, kế thừa và nghiên cứu những di sản văn hóa mà các thế hệ đi trước để lại cũng như tiếp nhận tinh hoa văn hóa của thế giới để hội nhập vào thế giới văn minh?
Liệu rằng sự tiếp nhận và kế thừa di sản văn hóa của cha ông có mâu thuẫn với việc giao lưu và hội nhập vào thế giới văn minh?
Những ý kiến tranh luận thể hiện sự đối lập gay gắt giữa việc học Hán-Nôm với học các thứ tiếng như Anh, Pháp… phần nào thể hiện trong vô thức sự lúng túng của người Việt khi đứng trước những giá trị của Đông và Tây.
Thứ ba, cuộc tranh luận được đẩy đi rất xa và rộng với nhiều vấn đề khác nhau đã đặt ra cho tất cả người Việt quan tâm đến vận mệnh của dân tộc một câu hỏi: chúng ta là ai và chúng ta sẽ thế nào?
Như một quy luật tất yếu, khi Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào thế giới và chia sẻ các giá trị phổ quát của nhân loại, nhu cầu khám phá, làm rõ quá khứ và tìm lại cội nguồn sẽ ngày một trở nên mạnh mẽ.
Tái xác nhận “Identity” sẽ trở thành một nhu cầu tự thân của mỗi cá nhân và của cả cộng đồng. Trong quá trình ấy, quá khứ nói chung và di sản Hán-Nôm sẽ có vai trò lớn.
Khi nhìn ở phạm vi rộng lớn như thế, cả ý kiến đề nghị đưa Hán-Nôm vào giảng dạy trong trường học và những ý kiến phản đối mạnh mẽ thực ra đều thể hiện nhu cầu định vị lại chính bản thân mình và cộng đồng mà mình quy thuộc vào.
Sau một thời gian ồn ào, cuộc tranh luận rồi cũng sẽ lắng xuống. Nhiều người khi bình tĩnh lại sẽ nhận ra nhiều ý kiến chỉ trích đã “đi quá đà”.
Với riêng tôi, ý kiến đề nghị của PGS.TS Đoàn Lê Giang trong tư cách một nhà nghiên cứu là rất bình thường. Chuyện tranh luận hay phản bác lại ý kiến của ông cũng là chuyện bình thường vì không phải mọi dẫn chứng và lập luận ông đưa ra đều hoàn toàn hợp lý.
Chẳng hạn, nếu như ông đưa ra dẫn chứng học sinh Nhật Bản có phân môn tự chọn là Cổ điển trong môn Quốc ngữ ở bậc học Trung học phổ thông để kế thừa và nghiên cứu di sản của cha ông sẽ thuyết phục hơn chuyện học sinh Nhật phải học bắt buộc một số lượng chữ Hán ở từng cấp học bởi vì tiếng Nhật hiện đại vẫn phải dùng đến các chữ Hán đó.
Tất nhiên, cho dù ủng hộ ông về ý tưởng, tôi vẫn không mấy lạc quan về tương lai của ý tưởng đó khi nó được thực hiện trong thực tế khi chữ Hán-Nôm được đưa vào trường học cho dù chỉ là môn tự chọn hay sinh hoạt câu lạc bộ.
Nếu như nền giáo dục hiện tại không được cải cách một cách cơ bản thì cho dù đưa vào bất cứ một nội dung mới nào, nó cũng sẽ thất bại. Chất lượng của các môn học hiện hành, chẳng hạn như môn Văn hay Lịch sử đủ để dự đoán kết quả ấy.
Tất nhiên, tranh luận và phản đối khác với mạt sát và công kích cá nhân. Sẽ rất thiếu công bằng đối với cá nhân PGS.TS Đoàn Lê Giang và không có ích gì thêm cho cộng đồng người Việt nếu như cuộc tranh luận chỉ dựa trên những suy diễn.
Có lẽ trải qua một thời gian dài, người Việt không có nhiều cơ hội và không gian để tranh luận thoải mái vì thế khi mạng internet đột ngột đem lại điều ấy, người Việt chúng ta đã sôi nổi tranh luận mà chưa quen với những nguyên tắc và kĩ năng tranh luận. Để có nó, có lẽ người Việt cần cả đến thời gian và sự tự thân nỗ lực của mỗi người.
Nguyễn Quốc Vương
"> Điều còn lại sau cuộc tranh luận 'đưa chữ Hán vào trường học' -
‘Ông lớn’ công nghệ châu Á đồng loạt cảnh báo về tương lai